Quy trình vận hành lò hơi tầng sôi an toàn chi tiết nhất

Vận hành lò hơi tầng sôi đòi hỏi nhân viên kỹ thuật có kiến thức chuyên môn cao và kinh nghiệm lâu năm để đảm bảo hiệu quả đốt cháy nhiên liệu và tiết kiệm chi phí vận hành. Trong bài viết dưới đây, Kim Trường Phúc sẽ hướng dẫn quy trình vận hành lò hơi tầng sôi chi tiết, cùng tham khảo nhé! 

1. Giai đoạn 1: Kiểm tra hệ thống trước khi vận hành lò hơi

Lò hơi sau khi lắp đặt hoặc ngừng sử dụng từ 3 tuần trở lên, bước đầu tiên bạn nên kiểm tra toàn bộ hệ thống trước khi đưa vào sử dụng.

  • Hệ thống quạt: Hệ thống hoạt động bình thường, đúng chiều quay ly tâm, lắp đặt đúng tiêu chuẩn, các vị trí động cần bôi trơn đầy đủ, không rung động hay âm thanh bất thường. Các thiết bị an toàn phải được lắp đặt đầy đủ và đảm bảo hệ thống đường cấp gió kín không rò rỉ gió tại các mặt bích.

  • Hệ thống cấp nước: Trước khi vận hành lò hơi, đảm bảo hệ thống cấp nước không rò rỉ; các van, bơm được lắp đúng tiêu chuẩn, hoạt động ổn định, không có âm thanh hoặc rung động bất thường.

  • Hệ thống điện và đo lường: Đảm bảo hệ thống cảm biến, đo lường và bảo vệ (áp suất, mức nước) hoạt động chính xác, an toàn và lắp đặt đúng kỹ thuật.

  • Hệ thống bảo vệ áp suất, mức nước làm việc: Kiểm tra các van an toàn, rơ le và công tắc áp suất hơi phải hoạt động chính xác. Đồng thời, kiểm tra các cảm biến mức nước và chỉ báo kính thủy để hệ thống hoạt động bình thường và đạt tiêu chuẩn kỹ thuật.

  • Hệ thống cung cấp nhiên liệu vận hành: Kiểm tra nhiên liệu đã được cung cấp đầy đủ và sẵn sàng vận hành. 

  • Hệ thống lọc bụi: Kiểm tra túi lọc, cyclone không bị ăn mòn, hư hại hay đọng sương.

  • Các thiết bị phụ: Các vít tải, van xoay xả tro và thiết bị quay đảm bảo hoạt động đúng chiều và đúng kỹ thuật.

Ngoài ra, đối với lò hơi vừa lắp đặt hoặc sau khi sửa chữa buồng đốt và dừng công đoạn lớn hơn 2 tháng, ngoài các công đoạn kiểm tra bạn cần sấy lại lò để quy trình vận hành lò hơi diễn ra hiệu quả, đồng thời tăng tuổi thọ cho lò hơi. Nếu không có nhân viên kỹ thuật chuyên môn cao, tốt nhất doanh nghiệp nên tìm đến dịch vụ vận hành lò hơi chuyên nghiệp hư Kim Trường Phúc để được hỗ trợ. 

vận hành lò hơi
Kiểm tra lò hơi trước khi khởi động để đảm bảo hệ thống hoạt động bình thường 

>>>> XEM THÊM: 5 xu hướng lò hơi công nghiệp mới trong tương lai

2. Giai đoạn 2: Chuẩn bị trước khi khởi động

Sau khi đã kiểm tra hệ thống lò hơi, bước tiếp theo trong quy trình vận hành lò hơi là kiểm tra các hạng mục theo quy định và điền vào phiếu thao tác, bao gồm: 

Phiếu thao tác trước khi khởi động 1, yêu cầu kiểm tra các hệ thống như: 

  • Hệ thống điện (Kiểm tra đèn báo, cầu chì, tủ điện, nút cảm ứng, cảnh báo,...)

  • Hệ thống quạt và đường khói (bảo dưỡng quạt, vệ sinh cửa, damper đường khói, đường khói,...)

  • Buồng đốt (gạch buồng đốt, phễu cấp nhiên liệu, cửa buồng đốt, bên trong buồng đốt,...)

Phiếu thao tác trước khi khởi động 2 yêu cầu kiểm tra các hệ thống như: 

  • Hệ thống cấp nước (van nước, van cách ly, nguồn nước, bơm nước, bồn chứa,...)

  • Hệ thống cấp nhiên liệu (các van chặn cấp liệu, thiết bị cấp liệu, phễu cấp,...)

  • Hệ thống bảo vệ áp suất (lắp đặt van, hệ thống cảm biến, cài đặt mức áp suất,...)

Phiếu thao tác trước khi khởi động 3, yêu cầu kiểm tra các hệ thống như: 

  • Hệ thống lọc bụi - Thu gom tro (Silo chứa tro, bao thu gom tro, phễu thu tro, damper đường khói,...)

  • Hệ thống phân phối hơi (Van hơi chính, van xả đọng bồn góp hơi, van xả khí đường hơi,....)

  • Các hệ thống thiết bị phụ khác (hệ thống chiếu sáng, hệ thống tủ điện, các van thống khí, máy nén,...)

vận hành lò hơi
Chuẩn bị và kiểm tra các hệ thống phân phối hơi, hệ thống điện, lọc bụi,...trước khi khởi động 

>>>> TÌM HIỂU THÊM: Hơi bão hòa và hơi quá nhiệt là gì? Ứng dụng trong công nghiệp

3. Giai đoạn 3: Khởi động lò hơi ở trạng thái lạnh

Sau khi chắc chắn các hệ thống hoạt động bình thường, tiếp theo có thể vận hành lò hơi bằng cách khởi động lò ở trạng thái lạnh với 3 bước sau: 

Bước 1: Chuẩn bị nhiên liệu và lớp sôi

Chuẩn bị vật liệu mồi đốt (củi khô, giấy, dầu DO) và lớp sôi (tro, xỉ, cát thạch anh) với độ dày 150-250mm.

Bước 2: Kiểm tra lớp sôi

Cho lớp sôi trải đều vào buồng đối, khởi động quạt khói (tần số 13Hz. Tiếp theo, khởi động quạt gió cấp 1 và tăng dần đều. 

Bạn nên kiểm tra các lớp sôi đều và ghi lại tần số quạt gió cấp 1 từ thời điểm bắt đầu. Sau đó, ngừng quạt và kiểm tra độ bằng phẳng lớp liệu, nếu lớp liệu không đồng đều bạn quay lại kiểm tra phần nấm phun tại điểm bất thường.  

Bước 3: Nhóm lò 

Quy trình vận hành nồi hơi sẽ bao gồm cả việc nhóm lò thủ công bằng nhiên liệu và điều chỉnh hệ thống quạt hút, quạt gió để đảm bảo ngọn lửa cháy ổn định, sau đó cấp liệu và theo dõi áp suất cùng lượng Oxy trong buồng đốt. 

Khi áp suất đạt mức yêu cầu, kiểm tra các van an toàn, thiết bị đo và thực hiện thông báo chuẩn bị cấp hơi, mở van chính từ từ để cấp hơi an toàn. Cuối cùng, đưa hệ thống vào chế độ tự động bằng cách cài đặt tần số và chuyển các thiết bị sang chế độ Auto PID để vận hành ổn định theo tải.

vận hành lò hơi
Cần chuẩn bị nhiên liệu để khởi động lò hơi ở trạng thái lạnh 

4. Giai đoạn 4: Khởi động lò hơi trạng thái nóng

Trong trường hợp lò hơi được dự phòng nóng từ ca vận hành lò hơi trước hoặc có nhu cầu khởi động lò hơi khi dự phòng nóng. Các bước kiểm tra vần tiến hành bình thường nhưng khởi động trạng thái lại. Tuy nhiên, điều kiện để khởi động trạng thái lò hơi nóng, nhiệt độ buồng đốt phải tối thiểu 450°C, đảm bảo không bảo vệ quá áp suất và bảo vệ cạn nước đang bị tác động. 

Thực hiện lần lượt khởi động quạt khói, quạt gió cấp 1, sau đó cấp nhiên liệu từ từ để mồi lò, tránh cấp quá nhiều nhiên liệu hoặc gió gây dập lửa hoặc mất nhiệt lớp sôi. Khi buồng đốt bắt cháy ổn định, điều chỉnh tăng tải, lượng gió và nhiên liệu theo nhu cầu. Nếu lò tắt lửa, thực hiện nhóm lại như quy trình khởi động lạnh.

Lưu ý: Trong quá trình cung cấp nhiên liệu để vận hành lò hơi ở trạng thái nóng, việc cung cấp năng lượng và nhiên liệu vào buồng đốt phải được thực hiện từ từ. Trong trường hợp, ban đầu nếu cung cấp quá nhiều sẽ dẫn đến hiện tượng mất nhiệt lớp sôi, tắt lửa và có nguy cơ gây nổ buồng đốt do giãn nở thể tích đột ngột. 

5. Giai đoạn 5: Duy trì vận hành lò hơi 

Trong quá trình vận hành lò hơi, yêu cầu phải có ít nhất 2 nhân viên vận hành lò hơi có mặt trong khu vực khuân viên của lò và yêu cầu ít nhất 1 nhân viên vận hành tại phòng điều khiển trung tâm để giám sát hoạt động của lò. 

Dưới đây là các thông số cần duy trì trong quá trình vận hành: 

THÔNG SỐ

DUY TRÌ

PP ĐIỀU CHỈNH

Nhiệt độ buồng đốt

700 oC < T < 1000oC

Điều chỉnh nhiên liệu/phương pháp đốt.

Dư lượng Oxy

8.5% - 11%

Chế độ đốt, cấp gió, cấp liệu phù hợp, chạy tải phù hợp.

Chân không buồng đốt

-50Pa/-5mmH2O

Điều chỉnh chế độ cấp gió, hút khói.

Mức nước

Theo cài đặt chuẩn – đã bật tự động bơm

Giám sát thông số vận hành của bơm, kính thủy.

Chất lượng nước cấp

Theo TCVN

Kiểm soát hệ thống xử lý nước đầu vào.

Chất lượng nước lò

Theo TCVN

Kiểm soát nước cấp, xả đáy ít nhất 1 ca 1 lần.

Chất lượng khói thải

Theo TCVN

Đảm bảo dư lượng Oxy, nhiệt độ buồng đốt, hệ thống xử lý khói thải.

Áp suất hơi chính

Yêu cầu  ≤ áp thiết kế

Cài đặt mức áp suất vận hành

 

Độ lưu hóa buồng đốt

Theo quan sát, thông số vận hành, kinh nghiệm, QTVH.

Định kỳ vệ sinh buồng đốt, loại bỏ bớt xỉ lớp sôi sao cho lớp sôi không vượt quá 300mm tính từ sàn gió.

Các thao tác trong một ca vận hành lò hơi được thực hiện như sau: 

  • Giám sát nhiên liệu, chất lượng, nhu cầu của đơn vị để đưa ra chế độ vận hành phù hợp. 

  • Kiểm tra định kỳ sự hoạt động của lò và chuẩn bị phương án dự phòng bằng các thiết bị kiểm tra chuyên dụng (súng bắn nhiệt, thiết bị đo dòng điện,...kết hợp quan sát thường xuyên) và ghi lại thông số vận hành. 

  • Thường xuyên theo mực nước bồn chứa, bồn khử khí và bồn chứa nước sau làm mềm đảm bảo lượng nước để hệ thống hoạt động bình thường. 

  • Theo dõi và điều chỉnh cháy của lò. 

  • Kiểm tra định kỳ độ lưu động của lớp sôi để buồng đối luôn đủ không gian cháy và hòa trộn với nhiên liệu. 

  • Xả cáu cặn trong lò ít nhất 2 lần/ca.

  • Theo dõi hệ thống xử lý khói thải. 

  • Thu hồi xả tro để hệ thống không bị tắc, động khi xả thải ra môi trường 

  • Theo dõi điện áp. 

6. Giai đoạn 6: Ngừng lò hơi

Giai đoạn ngừng lò hơi được diễn ra trong 3 trường hợp đó là ngừng lò hơi bình thường, ngừng lò hơi tạm thời và ngưng lò hơi khẩn cấp. 

  • Đối với trường hợp ngừng lò hơi bình thường 

Trường hợp này sẽ xảy ra theo kế hoạch hoặc có lệnh ngừng cấp hơi bình thường trong quy trình vận hành lò hơi. Trước khi ngừng lò hơi bạn cần ghi lại thông số vận hành, dừng thiết bị cấp liệu và cách ly lượng nhiên liệu còn lại để chống cháy ngược. Khi nhiệt độ buồng đốt giảm lần lượt xuống dưới 700°C, 500°C và 350°C, tắt dần các quạt và thiết bị phụ để giảm áp âm và nhiệt độ về mức an toàn. 

Bên cạnh đó, bạn nên duy trì chế độ bơm nước tự động và quan sát mực nước, sau đó bơm nước thủ công lên mức cảnh báo đầy khi áp suất hơi giảm dưới 50%. Đóng van hơi chính để bảo lưu nước và cuối cùng tắt nguồn hệ thống điện. Lưu ý tránh bơm nước và đóng van đồng thời để ngăn nguy cơ quá áp.

  • Đối với trường hợp ngừng lò hơi tạm thời (dự phòng)

Khi nhận lệnh ngừng cấp hơi tạm thời, nhân viên sẽ tiến hành tắt hệ thống cấp liệu và các quạt theo trình tự để giữ nhiệt bên trong buồng đốt, đồng thời đóng kín cửa buồng đốt để duy trì chế độ bơm nước tự động và hoạt động của hệ thống điều khiển. 

Ngừng hệ thống vận chuyển tro và các thiết bị phụ không cần thiết. Nếu dự phòng kéo dài hoặc lưu lượng hơi dưới 500kg/giờ định kỳ khởi động lại theo quy trình khởi động trạng thái nóng để giữ nhiệt độ buồng đốt không giảm dưới 500°C.

  • Đối với trường hợp ngừng lò hơi khẩn cấp

Các trường hợp bắt buộc phải ngừng lò hơi khẩn cấp như sau: 

  • Lò hơi bị cạn nước nghiêm trọng 

  • Thân lò và tường lò bị nứt quá lớn có hiện tượng đổ ngã nguy hiểm

  • Bơm nước lò bị hư và không còn biện pháp nào để cấp nước vào lò hơi

  • Tất cả các ống thuỷ đo mực nước bị hư, không có cách nào để nhìn mực nước

  • Tất cả các thiết bị đo áp suất hơi trong lò bị hư, không có cách nào xác định được đúng áp suất làm việc bên trong lò.

  • Sự cố về điện gây nguy hiểm đến hoạt động của Lò Hơi và nhân viên vận hành.

  • Thiết bị chính gặp sự cố không thể tiếp tục duy trì vận hành.

Nếu cạn nước, bạn tắt công tắc bơm và ngắt nguồn điện đồng thời treo bảng cấm khởi động. Mở van xả nhanh và van an toàn để xả hết áp để lò nguội tự nhiên giám sát thiết bị và thông báo sự cố. Sau đó, đội ngũ kỹ thuật sẽ tiến hành khắc phục nguyên nhân trước khi vận hành lò hơi lại.

>>>> XEM NGAY: 11 + Phương pháp xử lý khí thải công nghiệp hiệu quả nhất

6. Giai đoạn 6: Hệ thống lọc bụi lò hơi

Khi khởi động hệ thống lò hơi, cần đưa vào vận hành ngay hệ thống lọc bụi túi vải và thu gom tro để đảm bảo hiệu quả làm việc và chất lượng khí thải. Quá trình khởi động hệ thống xả tro được thực hiện theo thứ tự từ thiết bị cuối về đầu, đồng thời phải kiểm tra và duy trì hoạt động của các thiết bị lọc bụi túi vải khi nhiệt độ khói đạt 140°C. 

Trong suốt quá trình vận hành lò hơi, hệ thống dũ bụi tự động sẽ hoạt động theo chu kỳ để duy trì hiệu quả lọc. Khi dừng hệ thống các thiết bị xả tro và lọc bụi sẽ được tắt theo quy trình để đảm bảo sự ổn định và an toàn.

vận hành lò hơi
Hệ thống lọc bụi đúng tiêu chuẩn và bảo đảm an toàn 

>>>> ĐỪNG BỎ LỠ: 7 phương pháp xử lý khí thải lò hơi phổ biến nhất hiện nay

7. Giai đoạn 7: Hệ thống xử lý nước cấp hơi

Mục đích xử lý nước lò hơi: 

  • Chống bám cáu cặn: Tránh giảm hiệu suất và các vấn đề vận hành lò hơi.

  • Đảm bảo độ sạch hơi: Hạn chế tác động tiêu cực đến các thiết bị sử dụng hơi.

  • Giảm chi phí: Tiết kiệm nhiên liệu, chi phí bảo trì, và sản xuất.

  • Tăng an toàn và tuổi thọ: Đảm bảo vận hành ổn định, kéo dài tuổi thọ lò hơi.

Các phương pháp xử lý nước:

  • Lắng lọc: Loại bỏ cặn lơ lửng, xử lý độ đục và màu nước.

  • Trao đổi ion: Làm mềm nước bằng cách loại bỏ ion Ca²⁺, Mg²⁺ để giảm cáu cặn. 

  • Khử oxy hòa tan: Gia nhiệt nước để loại bỏ oxy, tránh ăn mòn rỗ bề mặt trong lò.

  • Xử lý hóa chất bằng 4 cách sau: Ức chế cáu cặn bằng cách dùng muối Photphat (Na₃PO₄), tăng độ pH cho nước thông qua sử dụng NH₄OH, hỗ trợ khử oxy bằng cách dùng N₂H₄ trong bồn khử khí. Cuối cùng là bạn nên lưu ý kiểm soát lượng hóa chất và các thông số như pH, Photphat dư để tránh ảnh hưởng tuổi thọ lò.

  • Xử lý RO: Dùng màng lọc bán thấm trong hệ thống RO để loại bỏ khoáng chất và tạp chất, đặc biệt cần thiết cho lò hơi áp suất cao

Hệ thống trao đổi chất ion, làm mềm nước

Hệ thống trao đổi ion, làm mềm nước, là một phương pháp xử lý nước quan trọng trong các nhà máy vận hành lò hơi. Tùy vào yêu cầu và nguồn gốc nước đầu vào, các nhà máy cần lựa chọn phương án xử lý nước phù hợp. Hệ thống này hoạt động bằng cách sử dụng cột trao đổi ion để loại bỏ các muối cứng như Ca²⁺ và Mg²⁺ có trong nước, làm mềm nước, ngăn ngừa sự hình thành cáu cặn trong lò hơi và hệ thống đường ống. 

Các thiết bị trong hệ thống trao đổi ion bao gồm bình chứa hạt nhựa cation, bơm tăng áp, van điều khiển tự động, và các đồng hồ áp suất để giám sát tình trạng hoạt động. Việc làm mềm nước không chỉ giúp cải thiện hiệu suất làm việc của lò hơi mà còn bảo vệ hệ thống, giảm chi phí bảo trì và kéo dài tuổi thọ của thiết bị.

Các chế độ của hệ thống trao đổi ION làm mềm

  • Bước 1: Rửa ngược

Nước được đưa vào qua ống trung tâm và đi xuống dưới, sau đó đi ngược lên trên và xả ra ngoài. Mục đích của bước này là loại bỏ các cáu cặn có thể được rửa bằng nước, giúp làm sạch hệ thống trao đổi ion.

  • Bước 2: Tái sinh

Nước được đưa vào từ trên xuống và hút nước muối để pha trộn, sau đó ngâm các hạt nhựa trong dung dịch muối để tái sinh, loại bỏ các ion nước cứng bám trên các hạt nhựa.

  • Bước 3: Rửa xuôi 

Nước tiếp tục được đưa vào bình từ trên xuống để rửa và loại bỏ, hòa tan lượng nước muối đã dùng trong quá trình tái sinh, sau đó xả ra ngoài. Khi hoàn tất giai đoạn này, thiết bị đã hoàn thành một chu kỳ tái sinh.

8. Yêu cầu đối với nhân viên vận hành lò hơi

Đối với nhân viên vận hành lò hơi, yêu cầu cần thực hiện đúng các điều sau: 

  • Mỗi hệ thống vận hành yêu cầu phải tối thiểu 2 nhân viên.

  • Trong kho hệ thống vận động yêu cầu phải có ít nhất 1 nhân viên vận hành để điểu kiểm và kiểm soát hệ thống. 

  • Nhân viên bắt buộc phải có chuyên môn và chứng chỉ vận hành nồi hơi của cơ quan có thẩm quyền. 

  • Nhân viên phải được đào tạo và đủ hiểu biết về thiết bị lò hơi khi vận hành. 

  • Nhân viên phải trang bị đầy đủ đồ bảo hộ lao động khi tham gia làm việc. 

  • Thiết bị kiểm tra hiện trường cần cung cấp cho nhân viên vận hành bao gồm: Súng bắn nhiệt độ thiết bị, cân nhiên liệu, thiết bị đo TDS/Ec, thiết bị đo độ ẩm nhiên liệu, độ cứng nước, đèn pin sử dụng cho vị trí chiếu sáng, bộ đàm nhân viên, cào, xẻng xe rùa trong việc xử lý tro xỉ và các thiết bị dự phòng cơ khí (cờ lê, mỏ lết, lục giác, máy hàn,...)

vận hành lò hơi
Đội ngũ nhân viên phải được đào tạo bài bản và có chuyên môn trong lĩnh vực 

9. Đơn vị vận hành lò hơi an toàn hàng đầu Đông Nam Á

Với sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế, nhu cầu sử dụng lò hơi trong các ngành công nghiệp ngày càng tăng, đòi hỏi sự an toàn và tính hiệu quả trong vận hành. Tự hào là đơn vị sản xuất và vận hành lò hơi an toàn hàng đầu Đông Nam Á, Kim Trường Phúc đem đến những giải pháp tối ưu cho doanh nghiệp. 

Với đội ngũ kỹ thuật viên được đào tạo bài bản, am hiểu về lò hơi và giàu kinh nghiệm vận hành lò hơi, công ty lò hơi Kim Trường Phúc là lựa chọn đáng tin cậy để nâng cao hiệu suất hoạt động của doanh nghiệp bạn. 

  • Đơn vị sẽ tự sản xuất, thu mua và cung cấp nhiên liệu đốt

  • Chủ động sắp xếp đội ngũ nhân vận hành 

  • Bảo dưỡng thiết bị vận hành ổn định 

  • Đảm bảo tính an toàn và lượng khí thải cho phép của lò hơi 

  • Thường xuyên kiểm tra và đảm bảo hệ thống được vận hành ổn định 

  • Giúp doanh nghiệp tiết kiệm 30 - 50% chi phí sản xuất. 

  • Triển khai 5S khu vực lò, đảm bảo thiết bị hoạt động tốt. 

vận hành lò hơi
Kim Trường Phúc sở hữu đội ngũ ngũ nhân viên chuyên nghiệp cùng hệ thống lò hơi hiện đại 

Vận hành lò hơi đúng quy trình đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo an toàn và nâng cao tuổi thọ của hệ thống. Các đơn vị phải tuân thủ nghiêm ngặt quy trình vận hành nồi hơi, áp dụng công nghệ tiên tiến và không ngừng nâng cao năng lực nhân viên để tối ưu hóa hiệu suất vận hành và bảo vệ môi trường. Liên hệ với Kim Trường Phúc ngay để được tư vấn và hỗ trợ những giải pháp vận hành lò hơi chuyên nghiệp, an toàn và hiệu quả nhất.

>>>> BÀI VIẾT LIÊN QUAN: 

Thông tin liên hệ: 

20/12/2024
SEO DO

Viết bình luận của bạn

Zalo Kim Trường Phúc
Facebook Kim Trường Phúc
Hotline Kim Trường Phúc