Xử lý khí thải công nghiệp đang trở thành mối quan tâm hàng đầu của các quốc gia. Khí thải chưa qua xử lý không chỉ gây ô nhiễm môi trường mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người và hệ sinh thái. Trong bài viết dưới đây, Kim Trường Phúc đã tổng hợp 11+ cách xử lý khí thải công nghiệp hiệu quả mà ai cũng cần biết. Tham khảo ngay.
1. Xử lý khí thải công nghiệp bằng tháp hấp thụ
Tháp hấp thụ hoạt động dựa trên nguyên lý sử dụng dung dịch để hấp thụ và phản ứng với các chất độc hại trong khí thải, biến chúng thành các chất ít độc hại hơn, từ đó giảm hàm lượng các chất độc hại trong khí thải xuống mức cho phép. Hệ thống xử lý khí thải công nghiệp bằng tháp hấp thụ có tác dụng lọc bụi, tách các hạt rắn khỏi khói thải và xử lý các khí ô nhiễm như CO, SO2, đảm bảo khí thải ra đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn bảo vệ môi trường.
Xử lý khí thải công nghiệp bằng tháp hấp thụ
2. Xử lý khí thải bằng phương pháp tháp hấp phụ
Ngoài tháp hấp thụ, xử lý khí thải công nghiệp bằng tháp hấp thụ cũng là một phương pháp hiệu quả để giảm bụi và loại bỏ các khí độc trong khí thải công nghiệp. Tháp hấp thụ sử dụng dung dịch dàn phun sương như NaOH, KOH, K2CO3, CaCO3, than hoạt tính,....để hấp thụ các chất ô nhiễm có trong khí thải, giúp chuyển hóa chúng thành các chất ít độc hại đáp ứng tiêu chuẩn môi trường. Hiệu quả lọc bụi của phương pháp này đạt đến 99% đối với những hạt có kích thước nhỏ và giảm 40 - 60 % nhiệt độ của khí thải.
3. Kỹ thuật xử lý khí thải thông qua lọc bụi tĩnh điện
Hệ thống lọc bụi tĩnh điện hoạt động dựa trên nguyên lý ion hóa các hạt bụi khi không khí đi qua môi trường có dòng điện trường đủ mạnh, từ đó loại bỏ các hạt bụi nhỏ trong không khí.
Hệ thống bao gồm ba phần chính: thân lọc bụi làm từ thép hàn, các điện cực gồm bản cực dương dạng tấm phẳng để tăng diện tích tiếp xúc với bụi và bản cực âm dạng dây thép có gai để tập trung điện tích, cùng với bộ phận rũ bụi gồm các cánh búa gắn trên trục quay. Hệ thống này giúp làm sạch không khí, giảm ô nhiễm môi trường trong các ngành công nghiệp sản xuất, đặc biệt là trong quá trình sản xuất lò hơi, từ đó bảo vệ sức khỏe con người và nâng cao chất lượng môi trường.
Hệ thống xử lý khí thải công nghiệp bằng cách lọc các hạt bụi mịn khi có dòng điện đi qua
4. Phương pháp lọc bụi túi vải xử lý khí thải
Lọc bụi túi vải là thiết bị hiệu quả trong việc xử lý bụi có kích thước khác nhau, đảm bảo khí thải ra môi trường đạt chuẩn theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Vải lọc sử dụng trong thiết bị này có đặc tính bền, chịu nhiệt độ cao, có khả năng giãn nở tốt, chịu được ma sát từ bụi và khí trong quá trình lọc.
Túi lọc bụi sở hữu những ưu điểm như chi phí đầu tư thấp nhưng hiệu quả lọc cao, đạt từ 98-99% và thân thiện với môi trường. Tuy nhiên, túi lọc vẫn còn tồn tại một số nhược điểm như không thích hợp để xử lý bụi có dầu mỡ bám dính, điều này hạn chế ứng dụng của nó trong một số ngành công nghiệp.
Xử lý khí thải công nghiệp với phương pháp lọc bụi túi vải
5. Sử dụng phương pháp ướt xử lý khí thải
Cấu tạo của thiết bị bao gồm buồng phun, lọc bụi, ống venturi, đồ lọc bụi, tháp rửa khí và silicon ướt. Nguyên lý hoạt động của công nghệ xử lý khí thải công nghiệp bằng phương pháp ướt là cho luồng khí chứa các hạt bụi siêu mịn (3 micromet) tiếp xúc trực tiếp với chất lỏng.
Khi đi qua hơi nước, phần bụi sẽ được tách ra khỏi dòng khí thải và tồn tại dưới dạng bùn đen. Phương pháp ướt được đánh giá là mang lại hiệu quả lên đến 90% và ứng dụng để xử lý nước thải, khí thải công nghiệp, luyện kim, sơn tĩnh điện,...
>>>> XEM THÊM: Hơi bão hòa và hơi quá nhiệt là gì? Ứng dụng trong công nghiệp
6. Dùng tháp rửa khí để xử lý khí thải công nghiệp
Trong công nghệ xử lý khí thải, các đơn vị thường ứng dụng tháp rửa khí để xử lý nước thải trong công nghiệp. Bởi vì thiết bị có khả năng lọc bụi, khử mùi, xử lý bụi vượt trội và hấp thụ mùi bằng than hoạt tính. Tùy thuộc vào từng loại bụi và khí thải cụ thể, các đơn vị sẽ đưa ra các giải pháp thích hợp để loại bỏ các khí độc hại và dung môi hiệu quả.
Ngoài ra, để đạt được hiệu quả xử lý khí thải công nghiệp tối ưu và đảm bảo độ bền lâu dài, tháp rửa khí thường được chế tạo từ các chất liệu chống ăn mòn, chịu được nhiệt độ cao và có khả năng chống oxy hóa, như inox 304, nhựa PP, PVC và nhựa composite. Cấu tạo của tháp rửa bao gồm những bộ phận như sau:
-
Hệ thống bơm tuần hoàn
-
Bồn chứa hóa chất hoặc dung dịch nước
-
Hệ thống phun dung dịch
-
Đĩa xoáy lọc bụi
-
Màng lọc
-
Tầng chứa vật liệu đệm (than hoạt tính)
7. Phương pháp xử lý khí thải bằng công nghệ sinh học
Phương pháp xử lý khí thải công nghiệp bằng công nghệ sinh học là quy trình chủ yếu dựa vào vi sinh vật để phân hủy các chất khí độc và biến chúng thành các thành phần hữu cơ hoặc vô cơ. Dưới đây là 3 phương pháp sinh học được áp dụng nhiều nhất trong sản xuất:
-
Công nghệ Bio - Scrubber: Phương pháp này chủ yếu sử dụng màng lọc hoặc các thiết bị làm sạch để trao đổi chất giữa khí thải và chất hấp thụ.
-
Công nghệ Biofilter: Phương pháp áp dụng với chất hữu cơ để bay hơi nồng độ hoặc khí thải có mùi hôi.
-
Công nghệ Bioreactor: Công nghệ sử dụng màng lọc polyme để xử lý và được đánh giá và công nghệ xử lý tiên tiến với hiệu quả cao.
8. Xử lý khí thải bằng kỹ thuật thiêu đốt
Trong công nghệ xử lý khí thải, xử lý khí thải bằng kỹ thuật thiêu đốt là phương pháp sử dụng nhiệt độ cao để phân hủy các chất độc hại trong khí thải, biến chúng thành các hợp chất ít độc hại như CO2 và H2O. Tùy thuộc vào thành phần khí mà các đơn vị cân nhắc sử các chất xúc tác để đem lại hiệu quả cao.
Phương pháp xử lý khí thải công nghiệp bằng kỹ thuật thiêu đốt thường được ứng dụng trong các ngành có nồng độ CO cao, dễ bắt cháy và đối với các dòng khí thải không tái sinh và thu hồi.
>>>> ĐỪNG BỎ LỠ: 5 xu hướng lò hơi công nghiệp mới trong tương lai
9. Ứng dụng công nghệ điện hoá xử lý khí thải
Phương pháp này hoạt động nhờ vào tác dụng của dòng điện với điện cực hòa tan và không hòa tan để keo tụ điện hóa. Thông qua keo tụ điện hóa, các kim loại nặng sẽ được loại bỏ trong nước bằng quá trình kết tủa trên điện cực và trong dung dịch để hòa tan các anot và hợp chất nhôm hydroxit.
Sau đó, nước thải sẽ được oxy hoá điện hóa bằng cách sử dụng vi sinh phenol để oxy hóa các chất hữu cơ khó phân hủy thành các chất vô cô hoặc thành CO2 và H2O. Phương pháp này này được đánh giá mang lại hiệu quả lên đến 80 - 90%.
Ứng dụng công nghệ điện hóa để loại bỏ các kim loại nặng trong công nghiệp
10. Công nghệ xử lý khí thải bằng than hoạt tính
Công nghệ xử lý khí thải bằng than hoạt tính sử dụng lực hút của quạt ly tâm để dẫn khí vào buồng lọc, nơi không khí sẽ đi qua các khay chứa than hoạt tính, giúp loại bỏ các tạp chất gây mùi và vi khuẩn. Sau một thời gian, khi than hoạt tính bảo đơn vị cần phải thay thế để đảm bảo hiệu quả lọc.
Ưu điểm của công nghệ này là hiệu suất cao, dễ vận hành và bảo trì, với chi phí thấp và khả năng chịu nhiệt tốt. Phương pháp xử lý khí thải công nghiệp bằng than hoạt tính được ứng dụng rộng rãi trong các ngành như chế biến thực phẩm, giết mổ gia súc, gia cầm,...và trong các môi trường cần lọc không khí sạch.
11. Kỹ thuật xử lý khí thải công nghiệp bằng UV (UV Treatment)
Cách xử lý khí thải công nghiệp bằng tia UV hay còn được gọi là xử lý mùi khí thải bằng tia cực tím, là phương pháp sử dụng ánh sáng UV với bước sóng ngắn để phân hủy các hợp chất hữu cơ gây mùi trong khí thải.
Tia UV có khả năng phá vỡ các liên kết hóa học của các hợp chất như H2S (hidro sunfua), NH3 (amoniac) và các hydrocarbon, chuyển đổi chúng thành các hợp chất không gây mùi và không độc hại. Công nghệ này giúp giảm thiểu ô nhiễm môi trường và cải thiện chất lượng không khí, tiết kiệm năng lượng và dễ vận hành và bảo trì.
12. Áp dụng các công nghệ xử lý khí thải công nghiệp hiện đại vào hệ thống vận hành lò hơi
Hiện nay, các doanh nghiệp thường ứng dụng phương pháp xử lý khí thải công nghiệp hiện đại cao vào hệ thống lò hơi. Đây được xem là một bước quan trọng giúp giảm thiểu ô nhiễm môi trường và đảm bảo tuân thủ các quy định của Chính phủ.
Các công nghệ như lọc bụi tĩnh điện, tháp hấp thụ hay lọc bụi túi vải hiện đã được Kim Trường Phúc tích hợp vào hệ thống lò hơi để làm sạch không khí, cũng như bảo vệ môi trường trong quá trình vận hành lò hơi. Nhờ vào những công nghệ này, khí thải từ lò hơi sẽ được xử lý triệt để, đảm bảo nồng độ chất độc hại trong khí thải luôn nằm trong mức an toàn, đồng thời tiết kiệm năng lượng và chi phí vận hành cho doanh nghiệp.
Với hơn 15 năm kinh nghiệm và là đối tác của các tập đoàn lớn như Tập đoàn Masan, Tập đoàn Cao su Việt Nam,....Kim Trường Phúc tự hào là đơn vị tiên phong trong lĩnh vực thiết kế, chế tạo, lắp đặt hệ thống lò hơi công nghiệp và cung cấp hơi bão hòa, hơi quá nhiệt cho các doanh nghiệp. Chúng tôi cam kết sẽ mang đến những dịch vụ chất lượng và đảm bảo chất lượng khí thải QCVN19:2009 BTNMT, giúp các doanh nghiệp không chỉ nâng cao hiệu quả sản xuất mà còn tuân thủ các quy định pháp luật về bảo vệ môi trường.
Kim Trường Phúc áp dụng công nghệ xử lý khí thải công nghiệp hiện đại vào hệ thống vận hành lò hơi
Xử lý khí thải công nghiệp là trách nhiệm của mỗi doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp sản xuất. Việc xử lý khí thải đúng cách sẽ giúp giảm ô nhiễm không khí, bảo vệ sức khỏe cho con người cũng như hệ sinh thái. Liên hệ với Kim Trường Phúc ngay để được tư vấn và hỗ trợ các giải pháp về hệ thống lò hơi đáp ứng nhu cầu xử lý khí thải tối ưu nhất nhé!
>>>> BÀI VIẾT LIÊN QUAN:
- 7 phương pháp xử lý khí thải lò hơi phổ biến nhất hiện nay
- Tín chỉ Carbon là gì? Các loại thị trường và lợi ích Carbon Credit
Thông tin liên hệ:
-
Trụ sở chính: D11A, khu phố 4, phường Tân Hiệp, Thành phố Biên Hoà , Tỉnh Đồng Nai, Việt Nam.
-
Nhà máy chế tạo lò hơi: Ấp 1, KCN Thạnh Phú, Huyện Vĩnh Cửu, T.P Biên Hòa, Tỉnh Đồng Nai.
-
Email: sales@kimtruongphuc.vn
-
Hotline: 0982131131
-
Facebook: https://www.facebook.com/kimtruongphuc