Nguyên nhân nổ lò hơi là vấn đề nghiêm trọng cần được quan tâm trong vận hành lò hơi – thiết bị quan trọng trong các ngành công nghiệp như dệt may, thực phẩm, hóa chất. Sự cố này có thể gây hậu quả nặng nề về người và tài sản. Với kinh nghiệm lâu năm, Kim Trường Phúc khuyến nghị doanh nghiệp cần hiểu rõ nguyên nhân và áp dụng biện pháp phòng tránh để đảm bảo an toàn tối đa.
1. Nguyên nhân nổ lò hơi là do đâu?
1.1. Áp suất quá cao là mối nguy hiểm hàng đầu
Áp suất quá cao trong lò hơi được xem là một trong những nguyên nhân nổ lò hơi phổ biến và nguy hiểm nhất. Vai trò chính của áp suất là tạo ra năng lượng, giúp hơi nước chuyển hóa năng lượng để thực hiện các quá trình sản xuất và cung cấp năng lượng cho các thiết bị khác trong hệ thống. Tuy nhiên, khi áp suất trong lò hơi vượt quá giới hạn thiết kế hoặc ngưỡng an toàn, nguy cơ xảy ra các sự cố nghiêm trọng như nổ lò hơi là rất cao.
Hiện tượng quá áp xảy ra do một số nguyên nhân như:
- Van an toàn bị hỏng: Van an toàn được thiết kế để xả hơi khi áp suất tăng cao hơn mức cài đặt. Tuy nhiên, nếu van này bị hỏng, kẹt hoặc không hoạt động đúng cách, áp suất không thoát ra được, dẫn đến sự tích tụ quá mức. Điều này có thể gây ra hiện tượng phình to, nứt hoặc vỡ các bộ phận trong lò hơi, đặc biệt là ở các ống dẫn, vách kim loại hay các mối hàn yếu, tạo nguy cơ nổ lớn.
- Tăng áp nhanh chóng: Trong trường hợp cường độ đốt cháy gia tăng đột ngột mà không được kiểm soát, lượng hơi nước sinh ra trong lò sẽ tăng nhanh chóng, làm áp suất tăng vượt khỏi giới hạn an toàn. Đây là tình trạng thường gặp khi hệ thống điều chỉnh nhiệt độ hoặc áp suất hoạt động không chính xác.
- Cấp quá nhiều nhiên liệu: Khi lượng nhiên liệu được cấp vào lò hơi vượt quá mức cần thiết, lượng hơi nước sinh ra sẽ lớn hơn khả năng kiểm soát của hệ thống, dẫn đến áp suất ngày càng tăng cao. Trạng thái này nếu không được phát hiện và xử lý kịp thời sẽ gây ra tình trạng nổ lò hơi.
Nguyên nhân nổ lò hơi được xác nhận là do áp suất cao vượt ngưỡng
1.2. Lượng nước thấp dưới mức quy định
Nước đóng vai trò quan trọng như một lớp cách nhiệt, giúp bảo vệ các vách kim loại của lò hơi khỏi nhiệt độ cực cao trong quá trình hoạt động. Khi lượng nước giảm xuống dưới mức tối thiểu (150 psig),( Bỏ đây là đơn vị đo áp suất ) các bề mặt kim loại của lò hơi sẽ tiếp xúc trực tiếp với nhiệt độ cao, không có nước làm mát, và dẫn nhiệt, khiến ống sinh hơi biến dạng, hoặc nứt, làm rò rỉ nước hoặc phá hủy cấu trúc của lò hơi, dẫn đến các sự cố nghiêm trọng.
Tình trạng nước thấp còn đặc biệt nguy hiểm khi nó khiến lò hơi trở nên quá nhiệt, làm tăng nguy cơ cháy nổ. Đây là một trong những nguyên nhân nổ lò hơi phổ biến nhất. Vì vậy, việc duy trì mức nước tối thiểu là điều quan trọng để đảm bảo an toàn vận hành.
Lượng nước thấp trong lò hơi không phải hiện tượng ngẫu nhiên, mà bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau:
- Bơm nướchoặc thiết bị kiểm soát mức nước bị hỏng: Khi các thiết bị này không hoạt động đúng cách, lò hơi không được cung cấp đủ nước, dẫn đến tình trạng nước trong lò giảm xuống mức nguy hiểm.
- Lượng nước trong bể chứa quá thấp: Nếu nước trong bể cấp không đủ, sẽ không có đủ nước để cấp vào lò hơi, gây ra tình trạng thiếu nước nghiêm trọng.
- Thiếu sự giám sát: Khi không có hệ thống giám sát hoặc kiểm tra định kỳ, các vấn đề về mức nước không được phát hiện kịp thời, dẫn đến nguy cơ vượt quá giới hạn an toàn.
Mức nước tối thiểu theo quy chuẩn đảm bảo an toàn cho doanh nghiệp và toàn thể nhân công
1.3. Lỗi vận hành do thiếu kiến thức và sơ suất
Lỗi vận hành là một trong những nguyên nhân nổ lò hơi phổ biến, xuất phát từ việc người vận hành không được đào tạo đầy đủ hoặc thiếu kinh nghiệm xử lý các tình huống bất thường. Hệ thống lò hơi là một thiết bị công nghiệp phức tạp, đòi hỏi người vận hành phải có kiến thức chuyên môn và kỹ năng thực tế để đảm bảo an toàn trong quá trình hoạt động.
Việc nhận diện các trường hợp gây ra lỗi vận hành là bước quan trọng để khắc phục vấn đề. Dưới đây là những tình huống đáng lưu ý:
- Không phát hiện kịp thời tình trạng cạn nước: Khi nước trong lò hơi xuống thấp dưới mức tối thiểu, người vận hành không biết cách xử lý hoặc tiếp tục bơm nước vào lò, dẫn đến tăng áp suất đột ngột, gây nguy cơ nổ lò.
- Quá trình cấp nhiên liệu không đúng cách: Việc cấp quá nhiều nhiên liệu hoặc không kiểm soát được lượng không khí trong quá trình đốt cháy có thể gây hiện tượng cháy quá mức hoặc tích tụ khí cháy nguy hiểm, dẫn đến cháy nổ.
- Thiếu hiểu biết về quy trình vận hành tiêu chuẩn: Người vận hành không tuân theo các quy trình an toàn hoặc thực hiện sai thao tác trong quá trình khởi động, vận hành hoặc dừng lò hơi, khiến các thiết bị hoạt động không đúng chức năng, gây nguy cơ hỏng hóc hoặc nổ.
1.4. Vấn đề bảo trì & kiểm định lò hơi
Bảo trì và kiểm định lò hơi là yếu tố quan trọng trong việc đảm bảo an toàn vận hành, nhưng đây cũng là một trong những khâu dễ bị bỏ qua hoặc thực hiện không đúng cách, dẫn đến nhiều rủi ro nghiêm trọng. Việc thiếu bảo trì định kỳ hoặc kiểm định không đầy đủ có thể làm gia tăng các nguyên nhân nổ lò hơi, gây thiệt hại lớn về người và tài sản.
Một số tình huống điển hình liên quan đến vấn đề này có thể kể đến như:
- Không thực hiện bảo trì định kỳ: Lò hơi vận hành trong thời gian dài mà không được bảo trì có thể dẫn đến các vấn đề như rò rỉ nước, ăn mòn kim loại, tích tụ cặn bẩn hoặc hỏng hóc các thiết bị quan trọng như van an toàn, cảm biến áp suất, và đường ống dẫn. Những vấn đề này có thể làm tăng nguy cơ áp suất vượt quá giới hạn, gây nổ.
- Kiểm định không đầy đủ hoặc không đúng quy trình: Một số doanh nghiệp không tuân thủ quy định kiểm định định kỳ hoặc chỉ kiểm định qua loa. Điều này dẫn đến việc không phát hiện được các lỗi tiềm ẩn như vết nứt, rò rỉ hoặc suy giảm độ bền của kết cấu lò hơi.
- Sử dụng linh kiện và phụ tùng kém chất lượng: Trongquá trình bảo trì, việc thay thế các phụ kiện không đạt tiêu chuẩn hoặc không phù hợp với thiết kế ban đầu có thể ảnh hưởng đến khả năng chịu áp lực của lò hơi, dẫn đến nguy cơ nổ cao hơn.
- Thiếu nhân sự có chuyên môn: Quá trình bảo trì và kiểm định thường bị giao phó cho những người thiếu kinh nghiệm hoặc không được đào tạo chuyên sâu, khiến các lỗi kỹ thuật nghiêm trọng không được phát hiện và sửa chữa kịp thời.
- Bỏ qua các dấu hiệu bất thường: Các dấu hiệu như âm thanh lạ, rò rỉ nước, hoặc áp suất tăng bất thường thường bị xem nhẹ hoặc không được xử lý đúng cách, dẫn đến hậu quả nghiêm trọng.
Công tác bảo trì bảo trì và kiểm định đóng vai trò quan trọng để lò hơi có thể vận hành trơn tru
2. Dấu hiệu nhận biết nguyên nhân nổ lò hơi để phòng tránh hiệu quả
1. Áp suất bất thường
Áp suất trong lò hơi tăng vượt ngưỡng cho phép là một dấu hiệu nguy hiểm. Hệ thống cảm biến có thể báo động khi áp suất tăng không kiểm soát. Đây là nguyên nhân chính dẫn đến nguy cơ nổ lò hơi.
Kiểm tra áp suất thường xuyên giúp lò hơi có tuổi thọ lâu dài
2. Hơi nước rò rỉ
Hơi nước rò rỉ tại các điểm nối hoặc van cho thấy hệ thống lò hơi đang gặp vấn đề. Nếu các vết rò này không được khắc phục kịp thời, chúng sẽ mở rộng, làm cho áp lực trong lò hơi không thể kiểm soát, dẫn đến nguy cơ nổ.
Hơi nước rò rỉ gây nguy hiểm cho môi trường làm việc và những người xung quanh (Nguồn: Sưu tầm)
3. Tiếng động bất thường
Tiếng gõ mạnh, rít hoặc rung lắc bất thường từ lò hơi là dấu hiệu rõ ràng cho thấy hệ thống đang bị mất cân bằng áp lực. Những âm thanh này thường cho thấy lò hơi đang gặp trục trặc nghiêm trọng, cần được kiểm tra nga, song nhiều người lại xem nhẹ nguyên nhân này.
4. Lượng nước giảm bất ngờ
Khi lượng nước trong lò hơi giảm nhanh mà không rõ nguyên nhân, hệ thống có thể đang bị quá nhiệt. Hiện tượng này là một trong những yếu tố nguy hiểm dễ dẫn đến nổ lò hơi.
Nếu không được phát hiện và xử lý kịp thời những vấn đề này, chúng có thể trở thành nguyên nhân nổ lò hơi, gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho con người và thiết bị. Việc thường xuyên kiểm tra, bảo trì và vận hành đúng quy trình là yếu tố quan trọng để giúp doanh nghiệp ngăn chặn được những hậu quả khôn lường có thể xảy ra.
3. Giải pháp hạn chế tình trạng nổ lò hơi
Nguyên nhân nổ lò hơi bắt nguồn từ rất nhiều yếu tố bao gồm chủ quan và khách quan; tuy nhiên, tình trạng này có thể được kiểm soát thông qua các giải pháp toàn diện như xử lý nước, bảo trì định kỳ, đào tạo nhân lực và nâng cấp hệ thống.
- Xử lý nước sử dụng cho lò hơi
Nước sử dụng cần được xử lý hóa chất và qua hệ thống làm mềm nước để loại bỏ tạp chất. Điều này giúp hạn chế cặn bám trong các bộ phận như bao hơi, ống góp, ống trao đổi nhiệt, đảm bảo hiệu suất hoạt động và giảm nguy cơ nổ.
- Sử dụng vật liệu và thiết kế lò hơi đạt chuẩn
Lò hơi phải được chế tạo từ thép chịu nhiệt đạt tiêu chuẩn và thiết kế bởi các chuyên gia có chứng nhận. Chỉ sử dụng lò hơi đã qua kiểm định và được cấp giấy chứng nhận bởi cơ quan có thẩm quyền.
- Bảo trì và kiểm tra định kỳ
Doanh nghiệp cần thực hiện bảo trì định kỳ, tháo các mặt bích để vệ sinh lò và loại bỏ cặn bám. Đồng thời, cần kiểm tra các cảm biến đo áp suất, nhiệt độ, mức nước để kịp thời phát hiện và xử lý các sự cố.
- Vận hành đúng quy trình
Người vận hành phải thường xuyên giám sát toàn bộ hoạt động của lò hơi. Khi phát hiện cạn nước, tuyệt đối không bơm thêm nước mà phải báo cáo ngay cho người phụ trách để có biện pháp xử lý an toàn.
- Trang bị hệ thống cảnh báo và điều khiển hiện đại
Lò hơi cần được lắp đặt hệ thống cảnh báo nhiều cấp, đặc biệt là cảnh báo cạn nước, để phát hiện sự cố nhanh chóng. Các công nghệ cảnh báo tiên tiến như hệ thống cảnh báo 3 cấp đang trở thành lựa chọn phổ biến.
- Đào tạo và nâng cao năng lực nhân công
Doanh nghiệp cần tổ chức đào tạo nhân công vận hành lò hơi, giúp họ nắm vững quy trình vận hành và kỹ năng xử lý sự cố khẩn cấp, đảm bảo an toàn trong mọi tình huống.
- Thay thế và nâng cấp thiết bị kịp thời
Các thiết bị như van an toàn cần được thay thế ngay khi không còn đảm bảo chức năng. Đồng thời, doanh nghiệp cần thường xuyên nâng cấp hệ thống để tăng hiệu quả và độ an toàn của lò hơi.
Nổ lò hơi là sự cố nguy hiểm, thường xuất phát từ các nguyên nhân nổ lò hơi như vận hành sai quy trình, bảo trì kém hoặc thiết bị không đạt chuẩn. Tuy nhiên, sự cố này hoàn toàn có thể phòng tránh nếu doanh nghiệp đầu tư vào công nghệ hiện đại, đào tạo nhân viên bài bản và tuân thủ các tiêu chuẩn kiểm định quốc tế. Doanh nghiệp cần đặt quy trình kiểm tra, bảo trì lên hàng đầu sẽ đảm bảo an toàn cho con người và môi trường làm việc.
Nếu có bất cứ câu hỏi nào về nguyên nhân nổ lò hơi hoặc các vấn đề liên quan, hãy liên hệ ngay với Kim Trường Phúc để được hỗ trợ nhanh chóng và chi tiết nhất!
THÔNG TIN LIÊN HỆ
Công ty TNHH Kim Trường Phúc
- Trụ sở chính: D11A, khu phố 4, phường Tân Hiệp, Thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai.
- Nhà máy chế tạo lò hơi: Ấp 1, KCN Thạnh Phú, Huyện Vĩnh Cửu, T.P Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai.
- Email: sales@kimtruongphuc.vn
- Hotline: 0982 131 131
- Website: https://kimtruongphuc.vn/